SMD và COB là 2 công nghệ đóng gói chip LED mới sử dụng phổ biến hiện nay
Các công nghệ chip LED mới
Cho đến khi công nghệ đóng gói chip LED tân tiến ra đời thì khi được hỏi về đèn LED chúng ta vẫn luôn nhớ về DIP. Công nghệ này đã được phát triển khoảng 1 nửa thế kỉ và đang trở nên lạc hậu. Nhưng chúng vẫn được sử dụng cho bảng đèn LED lớn. Bởi tuổi thọ của chip LED DIP dài cùng cường độ phát quang mạnh mẽ, bền bỉ.
Vậy thì với 2 công nghệ đóng gói chip LED phổ biến là SMD và COB sẽ khác như nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản về 2 loại công nghệ này.
Chip LED SMD
SMD là viết tắt của Surface Mounted Diode, có nghĩa là linh kiện gắn trên bề mặt. Kiểu đóng gói này sẽ có 3 điốt phát quang trên mỗi chip. Bề mặt chip LED SMD phẳng hơn, kích thước nhỏ hơn và nhiều chân cắm hơn.
Chúng có tuổi thọ cao hơn nhờ khoảng cách giữa các điốt rộng. Lượng nhiệt sinh ra được trải đều và thoát nhiệt nhanh. Không có tình trạng lãng phí điện năng, có thể tiết kiệm đến 70%.
Có thể tạo ra nhiều nhiệt độ màu khác nhau. Chip LED SMD có nhiều thiết kế với các kích thước khác nhau. Nhưng phổ biến nhất đó là LED SMD 2835 và 5050.
Chip LED COB
Viết tắt của cụm từ Chip on Board, với nhiều chip nhỏ gắn trên bảng mạch, thường số lượng từ 9 trở lên. Là công nghệ đóng gói chip LED khắc phục nhược điểm của LED SMD và tạo nền tảng cho bước tiến mới.
Với thiết kế tích hợp nhiều chip nhỏ để tạo ra một chip lớn. Cho nên ánh sáng phát ra sẽ có độ chói cao hơn. Đồng nghĩa với việc có thể tạo ra nguồn sáng mạnh với mức công suất cao. Cho nên chúng rất phù hợp để lắp cho các loại đèn có công suất lớn như đèn công nghiệp hay đèn đường.
Đặc biệt, chip LED COB ít xảy ra lỗi so với chip LED SMD khi hoạt động ở môi trường có nhiệt độ cao. Khâu sản suất ra chip LED COB cũng đơn giản hơn nên tiết kiệm được chi phí về lao động và nguyên vật liệu.
Giữa 2 công nghệ đóng gói chip LED mới này có ưu và nhược điểm riêng
So sánh công nghệ chip LED SMD và chip LED COB
Giữa thế hệ đèn cũng như công nghệ đóng gói chip LED tin chắc sẽ có những khác biệt nhất định. Dưới đây là ưu và nhược của chip LED SMD và chip LED COB:
– Với kích thước nhỏ của chip LED SMD nên để sản xuất cần yêu cầu về máy móc, trang thiết bị cực hiện đại. Nhằm đảm bảo bo mạch, chân cắm đều được thực hiện đúng và đạt tỉ lệ chuẩn. Khi đưa vào quá trình thay đổi mạch mới diễn ra tốt đẹp.
– Chip LED COB thì ngược lại, với kích thước lớn hơn nên công nghệ đóng gói không quá phức tạp. Quá trình sửa chữa hay thay thế từ đó cũng dễ dàng hơn.
– Chỉ số hoàn màu của chip LED SMD nhỉnh hơn so với chip LED COB. Nếu như CRI của SMD có thể vượt ngưỡng 90 thì COB sẽ chỉ từ 80 trở lên.
– Do có nhiều chip SMD trong cùng 1 thiết bị LED nên khi phát sáng sẽ gây đổ bóng nhiều lớp. Còn với đèn sử dụng chip LED COB thì hiện tượng này không xảy ra.
– Tuổi thọ của chip LED SMD và COB đều có thể đạt tới 100.000 giờ. Tuy nhiên, chip LED SMD có thể ảnh hưởng tuổi thọ bởi các vật liệu xung quanh. Ví dụ như nếu bộ phận tản nhiệt không hoạt động tốt. Lượng nhiệt sinh quá nhiều dẫn đến om nhiệt và chip LED sẽ bị quá tải.
– Chỉ số quang thông và cường độ chiếu sáng chip LED COB luôn chất lượng hơn so với LED SMD.
– Một nhược điểm lớn của COB đó là hạn chế về nhiệt độ thay đổi màu sắc ánh sáng.
– Vì chip LED COB dễ bảo dưỡng, dễ sản xuất cho nên giá thành cũng
Đèn COB dễ sản xuất hơn, dễ sửa chữa hơn, và giá thành rẻ hơn so với đèn sử dụng chip LED SMD.
– Một nhược điểm lớn của chip LED COB đó là thiếu các tính năng thay đổi màu sắc.
Dưới đây là một số thương hiệu chip led SMD được ưa chuộng, nổi tiếng hiện nay:
– Nichia, Toyoda Gosei đến từ Nhật
– Lumileds (Philips) – Hà Lan
– Osram từ Đức
– Philips đến từ Hà Lan
– Samsung thương hiệu nổi tiếng ở Hàn Quốc
– Cree, Bridgelux đến từ Mỹ
– EPISTAR – Đài Loan